Sắc giới Tam_giới

Sắc giới (zh. 色界, sa. rūpaloka, rūpadhātu, bo. gzugs khams གཟུགས་ཁམས་): các chúng sinh ở đây đều đã chấm dứt mọi ham muốn giới tính, không cần ăn uống, nhưng còn có thân xác và khoái lạc tinh thần. Đây là thế giới của những người đã đạt tới cõi Thiền (sa. dhyāna).

Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia thành nhiều cõi trời khác nhau. Những người tu thiền đã đạt đến Tứ thiền định, khi thọ mạng hết thì tùy mức chứng đắc mà có thể sinh vào 1 trong 4 xứ này (ví dụ: người chứng đắc được Nhị thiền thì sẽ tái sinh vào cõi Nhị thiền trong Sắc giới).

  • Trời Sơ thiền (zh. 初禪天) với ba cõi sau:
Trời Phạm thân (zh. 梵身天, sa. brahmakāyika);Trời Phạm phụ (zh. 梵輔天, sa. brahmapurohita);Trời Đại phạm (zh. 大梵天, sa. mahābrahmā).Có hệ thống ghi thêm cõi trời thứ tư của trời Sơ thiền là trời Phạm chúng (zh. 梵眾天, sa. brahmaparśadya).
  • Trời Nhị thiền (zh. 二禪天) với ba cõi sau:
Trời Thiểu quang (zh. 少光天, sa. parīttābha);Trời Vô lượng quang (zh. 無量光天, sa. apramāṇābha);Trời Cực quang tịnh (zh. 極光淨天, sa. abhāsvara, kiểu dịch cũ là trời Quang âm (zh. 光音天).
  • Trời Tam thiền (zh. 三禪天) bao gồm:
Trời Thiểu tịnh (zh. 少淨天, sa. parīttaśubha);Trời Vô lượng tịnh (zh. 無量淨天, sa. apramāṇaśubha);Trời Biến tịnh (zh. 遍淨天, sa. śubhakṛtsna).
  • Trời Tứ thiền (zh. 四禪天) gồm có:
Trời Vô vân (zh. 無雲天, sa. anabhraka);Trời Phúc sinh (zh. 福生天, sa. puṇyaprasava);Trời Quảng quả (zh. 廣果天, sa. bṛhatphala);Trời Vô tưởng (zh. 無想天, sa. asāṃjñika);Trời Vô phiền (zh. 無煩天, sa. avṛha);Trời Vô nhiệt (zh. 無熱天, sa. atapa);Trời Thiện kiến (zh. 善見天, sa. sudarśana);Trời Sắc cứu kính (zh. 色究竟天, sa. akaniṣṭha);Trời Hoà âm (zh. 和音天, sa. aghaniṣṭha);Trời Đại tự tại (zh. 大自在天, sa. mahāmaheśvara).Có sách xếp trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu kính, trời Hoà âm thuộc trời Tịnh phạm (zh. 淨梵天), không thuộc về trời Tứ thiền.

Chúng sinh ở cõi Sắc giới không phải chịu bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ) bởi họ đã trừ hết những ham muốn về giới tính, thể xác. Nhưng họ vẫn chịu hành khổ (không thoát được luân hồi), hoại khổ (do vẫn có thể xác nên thể xác đó rồi cũng tới lúc phải hư hoại rồi chết).

Liên quan